Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Bình Nóng Lạnh

Chào các bạn hôm nay mình lại có thời gian để ngồi viết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh để các bạn có thể hiểu hơn về bình nóng lạnh. Mình luôn mong muốn mang lại chút ít kiến thức về ngành sửa chữa điện lạnh gửi đến các bạn mới vào nghề giúp các bạn tự tin hơn khi bắt tay vào sửa chữa. Ngày trước mình cũng có đi học nghề tại một trung tâm dạy nghề điện lạnh tại Hà Nội ở đó mình không được học về bình nóng lạnh nhưng khi ra trường mình có đi thực tập tại một số công ty và tự mở công ty nay mình đã có chút kiến thức để có thể sửa chữa được một chiếc bình nóng lạnh hư để cho nó hoạt động lại được. Thôi mình không loằng ngoằng nữa mình xin đi vào vấn đề chính luôn.

Cấu tạo của bình nóng lạnh

1.  Rơ le bình nóng lạnh :Là một linh kiện trong một chiếc bình nóng lạnh nó có nhiệm vụ đóng ngắt tiếp điểm cấp cho sợi đốt ở bình nóng lạnh. Đủ nhiệt độ nó sẽ ngắt tiếp điểm khi không đủ nó lại đống tiếp điểm.

2. Sợi đôt bình nóng lạnh : Là một link kiện làm nóng nước trong bình, sợi đốt của bình nóng lạnh như thanh mai so khi có nguồn điện 220V  cấp vào 2 chân củ sợi đốt thì sợi đốt sẽ làm nóng.

3. Vỏ bình : Vỏ bình có 3 phần chính đó là một lớp sắt bên trong được trãng men để chánh bị han rỉ tiếp bên ngoài của nó là một lớp xốp bọc xung quanh để cách điện tiếp theo là lớp vỏ nhựa làm đẹp thẩm mỹ cho chiếc bình.

Các bạn có thể xem thêm ở video sau đây để thấy rõ được hình dãng của từng linh kiện cũng như cách kiểm tra và sửa một chiếc bình nóng lạnh nhe.

Nguyên lý hoạt động của một chiếc bình nóng lạnh 

– Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng dây điện trở công suất lớn (1500W; 2500W có thể đến 6000W ). Mặc dù bình nóng lạnh được thiết kế hiện đại hơn chiếc ấm đun nước, nhưng nguy cơ gây giật cho người sử dụng của 2 thiết bị này là như nhau.

– Rất nhiều người cho rằng, vì đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24 giờ, kể cả trong lúc đang sử dụng, mà không biết, đó là nguyên nhân khiến dây mayso cũng như một số bộ phận – nhất là bộ phận cách điện khác – bị hỏng do hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này tiêu tốn của các gia đình khá nhiều tiền điện và là thói quen nguy hiểm cần loại bỏ khi sử dụng bình nước nóng lạnh.

– Hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh vẫn có thể xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ trở thành sự thật, khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn hoặc bong tróc trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Về mặt khoa học, bình nóng lạnh là một trong số thiết bị trong phòng tắm có thể gây rò điện.

Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
Hotline: 1900 6018